Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ " Người đi Châu Mộc chiều sương ấy...

 



Bốn câu sau là khung cảnh chia tay trên nền sông nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng hoang vắng, tĩnh lặng, buồn thi vị. Cả bốn câu là cảnh sắc Tây Bắc gợi cảm giác mênh mang, huyền ảo:

So với bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hoà hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì bốn dòng thơ tiếp theo, Quang Dũng đưa người đọc đến với hình ảnh của con người và núi rừng Tây Bắc trong một buổi chiều sương ... Một không gian bảng lảng khói s­ương như­ trong cõi mộng cứ thế hiện ra. Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên theo chiều hướng nhẹ hoá. Cái dữ dội, khốc liệt được đẩy lùi đi và thay vào đó là những hình ảnh nhẹ nhàng và thơ mộng. Hình ảnh đầu tiên là hình ảnh chiều sương cho ta thấy nét đặc trưng vốn có của núi rừng nơi đây. Nhưng sương ở đây ko phải là sương lấp, sương che hay sương phủ mà là ''Người đi Châu Mộc chiều sương ấy''. Nó gợi màu sắc bảng lảng, sương khói vừa có nỗi buồn man mác. Đại từ ''ấy'' làm rõ nghĩa hơn cho từ chiều sương để nhấn mạnh rằng đây là một buổi chiều sương rất đặc biệt, chiều sương trong nỗi nhớ đã thành kỷ niệm nên tình người cũng man mác, bâng khuâng!

Bức tranh trong tâm tưởng Quang Dũng đầy sức biểu hiện, bố cục hài hoà; có nét mờ nét đậm, mảng tối mảng sáng, có gần có xa, có động có tĩnh,... và quan trọng nhất, mọi vật đều như cólinh hồn: Đoạn thơ đậm màu sắc hội họa. Cái thực của khí trời Tây Bắc, cái mộng của không khí bảng lảng sư­ơng khói hiện lên nh­ư một miền cổ tích. Có lẽ chất họa sĩ của Quang Dũng đã ăn vào thơ ở đoạn này. Nét bút phác thảo của Quang Dũng thật là tài hoa. Chỉ một vài nét chấm phá vậy mà cái hồn của cảnh vật và con người hiện lên thật sinh động đầy sức cuốn hút.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

- Hoàn cảnh:  Đó là một buổi chiều sương giăng mắc, sương khói mong manh. Nó không giống với buổi chiều ở Mường Lát,  không khắc nghiệt như ở Sài Khao “Sương lấp đoàn quân mỏi”. Bức tranh vừa rất thực vì người lính đã đi qua trong một buổi chiều hành quân nhưng lại rất mơ hồ và huyền ảo vì từ “ấy” không xác định cụ thể là chiều nào.  Cho nên, câu thơ mang màu sương khói, màu của của ký ức thời gian.

- Hình ảnh hồn lau nẻo bến bờ. Đó là những kỷ niệm của nhà thơ về “bờ lau” về “bến bờ” của dòng sông. Đây là nét đặc trưng của thiên nhiên Châu Mộc.  Tác giả diễn tả hết sức độc đáo đó là “hồn lau”. Vì vậy nó có sức gợi hơn là tả.  Nó tạo lên linh hồn của cảnh vật vừa chập chờn, ẩn hiện vừa mang vẻ đẹp của tiềm thức xa xăm - Cảnh vật vừa tĩnh lặng, vừa thi vị, gợi buồn, nó đánh thức, lay động nỗi niềm của con người. Vì vậy đến với thiên nhiên Châu Mộc là đến với hồn cảnh vật và  ẩn sau đó phảng phất một nỗi niềm, với những lưu luyến, bâng khuâng. Câu thơ rất nhẹ nhàng, tinh tế, tình cảm lắng sâu. Nó vừa thơ mộng lãng mạn vừa lại vừa mang tinh túy của đường Thi 

       Bức tranh chiều sương Châu Mộc gi cảm đọng mãi trong tâm hồn và rung lên bao nỗi niềm. Quang Dũng như muốn gọi ai đó cùng chia sẻ nỗi đắm say trước một vẻ đẹp. Vẻ đẹp ấy chưa có ai đặt tên nay Quang Dũng gọi nó là chiều sương Châu Mộc. Cái nền của bức tranh là màn sương núi mịt mờ lúc chiều buông xuống "Ngưòi đi Châu Mộc chiều sương ấy". Màn sương lãng đãng hoà vào ngàn lau san sát bên triền sông, trên sườn núi. Hoa lau trắng xóa, lả tả bay theo gió chiều làm nên vẻ đẹp đơn sơ mà lộng lẫy. Cái tài của nhà thơ là không dùng ngàn lâu mà dùng hồn lau. Chỉ thay đổi có một từ rnà làm thay đổi cả hồn thơ và làm cho bức tranh sinh động hẳn lên.

Sông nước hoang dại như một bờ tiền sử, bên bờ lau lách và tác giả đã cảm nhận những cánh lau qua hai từ vô cùng tinh tế, đó là ''hồn lau''... gợi cảm giác hoang vắng, tĩnh lặng, giàu chất thơ sâu lắng vừa có chút gì đó thiêng liêng phảng phất chút tâm linh rừng núi. “Nẻo bến bờ” có nghĩa là : nẻo – lối đi. Nẻo bến bờ là nhìn đâu cũng thấy mênh mang hồn lau.  “Hồn lau” - những cây lau không còn vô tri vô giác mà có linh hồn. Phải là một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, tài hoa và lãng mạn mới cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ ấy.

     Lau sậy không còn vô tri vô cảm nữa, nó như có linh hồn, nó làm thành hồn Châu Mộc. Trên cái nền huyền ảo của sương và lau trắng nổi bật lên dáng người trên con thuyền độc mộc. Nét đậm ấy tạo nên sự chuyển động trên cái nền im lặng. Con thuyền đang lướt trên thượng nguồn càng gợi thêm vẻ xa vắng trong không gian của bức tranh. Đó là tất cả những nét được ngắm nhìn từ xa.

- Hình ảnh con người trên chiếc thuyền độc mộc trôi theo dòng nước.  Là hình ảnh quen thuộc của đồng bào Tây Bắc đồng thời cái thi vị ở chỗ chỗ nhà thơ đã nhớ đến một “dáng hình” ai đó để gợi nhớ gợi thương, để xao động

Không gian nên thơ ấy làm nền cho ngư­ời thơ xuất hiện: Giữa hình ảnh thiên nhiên Tây Băc hiện lên đầy sức sống và lãng mạn thì hình ảnh con người nơi đây hiện lên mang một vẻ đẹp khỏe khoắn, bất khuất, kiên cường: ''Có nhớ dáng người trên độc mộc''. Điệp ngữ “có thấy – có nhớ” luyến láy như chạm khắc vào lòng người một nỗi nhớ da diết, cháy bỏng khôn nguôi. Độc mộc là một loại thuyền được làm từ thân cây gỗ lớn, dài. Dáng người trên độc mộc ở đây có thể là hình ảnh mềm mại, uyển chuyển của những cô gái Thái, Mèo đang đưa các chiến sĩ vượt sông. Cũng có thể hiểu là dáng hình kiêu dũng của các chiến sĩ Tây Tiến đang chèo chống con thuyền vượt sông , vượt thác dữ tiến về phía trước. Tất cả những hình ảnh ấy đều đã để lại trong lòng của Quang Dũng một hình ảnh khó phai nhoà...

 Gần hơn là những bông hoa rừng đang đong đưa, tạo thêm một nốt đẹp cho bức tranh:  

Đặc biệt khép lại đoạn thơ về bức tranh Châu Mộc là hình ảnh “hoa đong đưa” mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận rất thi vị. Hình ảnh “hoa đong đưa” có thể những đóa hoa rừng đong đưa, tình tứ, như thiên nhiên Châu Mộc làm duyên làm dáng. Nhưng nếu gắn với hình ảnh con người ở câu thơ trên thì phải chăng hoa lại là chính dáng hình của người co gái Tây Bắc. Nhà thơ nhớ dáng, nhớ hình, nhớ những nét mềm mại, uyển chuyển của người con gái Tây Bắc trên thuyền độc mộc. Dù hiểu theo cách nào thì đều là những vần thơ đẹp, rất đỗi thơ mộng, đằm thắm ân tình.

"Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa".

     Tác giả không viết "đung đưa", vì "đung đưa" chỉ gọei lên chuyển động cơ học, có tính chất vật lí; còn "đong đưa" gọi bao nhiêu tình tứ, tạo nên một vẻ đẹp duyên dáng. Đến cả bông hoa rừng trên dòng nước lũ cũng không vô tình bởi nó được ngắm nhìn bằng cặp mắt đa tình và mơ mộng của anh lính Tây Tiến. Từ láy “đong đưa” được sử dụng rất gợi: Cánh hoa rừng như cũng quyến luyến con người. Cánh hoa rừng như bàn tay vẫy chào người lính, tiễn người lính vượt sông đi đánh giặc.

Đoạn thơ để lại một dấu ấn đẹp đẽ về thơ ca kháng chiến mà sự thành công là kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh đó còn có các yếu tố nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, hồn thơ mang đậm chất lãng mạn, hào hoa. Những từ ngữ như “có nhớ”, “có thấy” luyến láy, khắc họa thêm nỗi nhớ: lưu luyến, bồi hồi. Tất cả đã tạo nên một bài thơ hay và giàu giá trị.

       Bốn câu thơ của khổ hai đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên , con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ , thơ mộng , trữ tình . Chất nhạc , chất hoạ , chất mơ mộng hoà quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp .Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại , tinh tế , uyển chuyển . Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa , lãng mạn của Quang Dũng trong tổng thể bài thơ .

      Tóm lại, người đi trong một buổi chiều sương vô định nhớ về cảnh và người trong một buổi chiều sương vô hình. Những câu thơ với nét chấm phá rất mảnh mai, mềm mại, tinh tế, vừa lãng mạn vừa cổ điển ,chứa nhiều cảm xúc hiện đại. Về một thiên nhiên miền Tây ,một bức tranh sinh động, rất giàu chất nhạc, họa và chất thơ mộng trữ tình. Nó chứng tỏ hồn thơ Quang Dũng mang nét tài hoa và thể hiện quy luật tình cảm của con người. Mỗi vùng đất đã đi qua, những con người đã gặp sẽ trở thành những dấu ấn không thể phai mờ và một phần sự sống của tâm hồn như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã bình luận!

Mới hơn Cũ hơn