I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một trong những câu nói tôi thích
nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người
vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.
Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng
này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng
lớn.
Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử
khôn khéo khi làm việc trong môi trường của mình. Tôi đồng
ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với người khác cũng quan trọng. Những
rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng
nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng để
rồi không dám ước mơ.
Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và
thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của những gì bạn nghĩ mình có thể
thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai phá nổi tiếng. Đừng để ý đến
những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những tiến bộ vượt
bậc mà con người đạt tới đều
nhờ nỗ lực can trường của một người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng
của họ là viễn vông, không thể trở thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người
biết ước mơ. Cần người vô lý biết đấu
tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ của tính
tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể là
một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay.
Kahlil Gibran, trong cuốn Nhà tiên tri,
nhấn mạnh quan điểm mà tôi rất tâm đắc: “Sự thèm muốn được
an nhàn sẽ giết chết niềm đam mê của con người.”
(“18. Hãy là người
vô lý -Đời ngắn đừng ngủ dài”- Robin Sharma; Nxb Trẻ; tr.28)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt
chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, người lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng sẽ dẫn đến hậu quả
gì?
Câu 3: Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “người vô lý”?
Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm “mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200) trả lời cho câu hỏi sau: Bạn sẽ là ai: người có lý hay người vô lý?
Câu 2
(5 điểm)
Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
(Trích Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một,,tr.88)
HƯỚNG DẪN
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1
- Phương thức biểu đạt chính được sử
dụng trong văn bản trên là: phương thức nghị luận/nghị luận.0,5
Câu 2
Theo tác giả, người lúc nào cũng tỏ
ra có lý và thực dụng sẽ dẫn đến hậu quả: Bỏ lỡ (từ chối/đánh mất) những cơ hội ngàn
vàng khi nó tìm đến mình. 0,5
Câu 3
Từ văn bản trên, có thể hiểu người vô
lý:
- Là những người dám làm những việc
người khác không làm, dám suy nghĩ và hành động khác tư duy số đông, đi ngược
lại những điều thông thường.
- Là những người luôn kiên trì đến
cùng để chống lại thói tự mãn, luôn làm những việc theo cách của riêng họ nhưng
họ không phải là những kẻ ngu ngốc.
- Là những người biết ước mơ và dám
chịu trách nhiệm về hành động của mình.
(Chấp nhận những cách diễn đạt khác
nhau nhưng cần giải thích được khái niệm theo tinh thần của văn bản đọc – hiểu.)
1,0
Câu 4
- HS đưa ra ý kiến của bản thân và có
cách kiến giải hợp lí.
+. Hs đưa ra ý kiến của bản thân:
Đồng ý với quan điểm “mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý”. (0,25)
+. Lí giải hợp lí, logic, mạch lạc.
(0,75)
. Vì người vô lý là người dám nghĩ,
dám làm, dám đi lại tư duy thông thường, là người luôn tạo ra cái mới.
. Trong khi người có lí lại luôn cố
gắng duy trì trật tự xã hội, theo đuổi những chân lý đã được khẳng định, không
có khả năng tạo ra những đột phá.
. Sự tiến bộ bắt ngoài từ sự sáng
tạo, từ những điều mới mẻ.
- Chấp nhận phương án không đồng ý
hoặc vừa đồng ý, vừa không đồng ý, có lí giải phù hợp nhưng chỉ cho tối đa 0,75
điểm.
II. LÀM VĂN
Bạn sẽ là ai: người có lý hay người
vô lý? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi trên.
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn
với dung lượng phù hợp yêu cầu. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị
luận. 0,25
Quan điểm sống của cá nhân về một
trong hai loại người: người vô lý và người có lí.
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành
luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.
- HS sinh có nhiều cách trình bày,
diễn đạt khác nhau, nhưng cần phải đưa ra được kiểu người mình sẽ hướng tới:
+. Người có lí.
+. Hoặc người vô lí.
- Lí giải được tại sao mình sẽ định
hướng phát triển bản thân theo kiểu người đó.
Sau đây là một vài gợi ý:
- TH1: Tôi sẽ là một người có lí, vì:
+. Dù người có lí không tạo ra những
đột phá cho xã hội nhưng xã hội vẫn cần những người có lí để duy trì sự phát
triển, lưu giữ giá trị của hôm qua đến hôm nay. Người vô lý sẽ kiến tạo thế
giới, còn người có lí sẽ duy trì và bảo vệ nó.
+. Cá nhân tôi không phải là người
yêu thích sự bình yên, không đủ mạnh mẽ để mặc kệ những lời chỉ trích, không đủ
sáng tạo, đột phá để là người vô lý.
+. Là một người có lí, tôi cũng luôn
ý thức sống có ích cho cuộc đời này. Nếu người vô lý là chú ngựa bất kham, tôi
muốn mình trở thành người kìm cương khi cần thiết. Và đó là quy luật phát triển
tất yếu của xã hội. Xã hội không thể chỉ tồn tại mỗi người vô lý….
- TH2: Tôi sẽ là người vô lý, vì:
+. Người có lí là người cố gắng điều
chỉnh bản thân theo thế giới, theo những trật tự vốn có. Tôi là một người ưa
mạo hiểm, thích những sự đột phá, mới mẻ, tôi không thích mình sống một cuộc
đời bình lặng.
+. Tôi muốn mình là một người vô lý
dám ước mơ, dám hoài bão, dám đi ngược lại tư duy số đông để khẳng định giá trị
của bản thân, để khẳng định mình là duy nhất.
+. Tôi muốn mình là người vô lý để
kiến tạo thế giới, để đưa thế giới phát triển, để sống một cuộc đời rực rỡ, huy
hoàng dù có phải như Garile…
Lưu ý: Hs phải lấy được dẫn chứng
thực tế cho bài viết.
Chấp nhận mọi cách diễn đạt miễn là
văn bản mạch lạc, logic phù hợp với sự lựa chọn của bản thân.0,75
- Rút ra được bài học cho chính bản
thân mình.0,25
d. Sáng tạo 0,25
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện
suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; dẫn chứng tiêu biểu thuyết phục.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ,
đặt câu. Đảm bảo được tính mạch lạc về nội dung của một đoạn văn. 0,25