Kết cấu bài thơ theo
logic của dòng liên tưởng từ hiện tại nhớ về hoài niệm sau đó lại trở về với
thực tại. Nỗi nhớ là cảm xúc bao trùm, xuyên suốt bài thơ, là một cảm hứng chủ
đạo. Quang Dũng đã nhớ rất nhiều đó là những nơi đã đi qua, những nghiệt ngã, khó
khăn của đời lính. Nổi
bật nhất là hình ảnh người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân, trong những phút
nghỉ ngơi, sinh hoạt, những kỷ niệm ngọt ngào, trong chiến đấu đấu và trong cả
sự hi sinh.
Nói tới nỗi nhớ,
đó là một cảm xúc đặc biệt của con người khi lắng nghe những rung động của lòng
mình một cách chân thật với những miền đất đã đi qua với cuộc sống, với con
người đã gặp. Đặc biệt là với nhà thơ thì nỗi nhớ càng trở nên mãnh liệt hơn
bao giờ hết. Đến với văn học cách mạng nỗi nhớ không đơn thuần chỉ có ở tình
yêu đôi lứa mà trở thành sự gắn bó máu thịt của con người với tổ quốc, với đồng
đội, với chiến trường. Nếu nhà thơ Tố Hữu nhớ thiết tha về một Việt Bắc:
“Nhớ
gì như nhớ người yêu
Trăng
lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Nhà thơ Lan Viên viết:
“Khi
ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi
ta đi đất đã hóa tâm hồn.”
với nhà thơ Quang Dũng Dũng, cảm xúc trong
toàn bộ bài thơ chính là “nỗi nhớ chơi vơi”. Vì vậy mở đầu bài thơ, Quang Dũng đã đưa người
đọc trở về với kỷ niệm và sống trọn một thời Tây Tiến:
“
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ
về rừng núi nhớ chơi vơi”
Hai câu thơ là nỗi
nhớ trải dài cả về không gian núi rừng và thời gian hoài niệm về một thời Tây
Tiến. Đối tượng của nỗi nhớ là hình ảnh con sông Mã và đoàn quân Tây Tiến là
núi rừng miền Tây, là những nơi đã đi qua với bao kỉ niệm sâu nặng khó phai mờ. Trước hết, Quang Dũng là
một người lính, vì vậy dù đã xa đơn
vị cũ nhưng những kỉ
niệm lại rất gần. Cho nên cảm xúc
đã bật lên thành tiếng gọi tên những địa danh, tên đơn vị như gọi những người
thân yêu của mình. Một sông Mã xa rồi đầy hoài niệm trong hai tiếng “xa rồi”.
Hình ảnh con sông
Mã không đơn thuần là một địa danh hay
một dòng chảy vô hồn mà nó trở thành một một nhân chứng lịch sử, gắn với
cuộc hành quân của người lính và dấu ấn trong cuộc đời của người lính với bao
buồn vui, được mất. Vì vậy sông Mã đã trở thành một miền nhớ xa xôi của tác giả. Một “Tây Tiến ơi” đầy da diết.
Hai tiếng Tây Tiến
không chỉ để gọi tên đơn vị mà với tác giả nó lại là cái tên thân thiết, một
người bạn tri âm để gọi để nhớ thiết tha, để giãi bày tâm sự. Câu thơ kết thúc
bằng một tiếng “ơi” và dấu chấm than tạo nên âm vang da diết. Đó cũng chính là
tiếng lòng của nhà thơ khi rời xa đơn vị và những gì mình gắn bó nhất.
Nỗi nhớ mang âm
hưởng “chơi vơi”. Từ chơi vơi gợi cho người đọc một nỗi nhớ đong đầy da diết. Nó
vừa lên chập chờn, tràn đầy, bồng bềnh vừa dàn trải,vừa hụt hẫng. Nỗi nhớ chơi
vơi là một nỗi nhớ lạ lùng. Nó vừa mênh
mông vừa chất chứa bao nỗi niềm da diết. Qua đó, ta thấy được tình cảm của nhà thơ
rất chân thành, sâu nặng. xuất phát từ trái tim người nghệ sĩ thì nỗi nhớ ấy
mới bộc lộ cho nên nên nỗi nhớ đã trở thành một cảm hứng chủ đạo từ con sông Mã
đến hình ảnh Tây Tiến chảy tràn như một cơn thác lũ trong tâm trí nhà thơ để
ông mở cửa sổ tâm hồn lãng mạn cho nỗi nhớ trào dâng, lan tỏa như vậy.
Đến với bức tranh thiên
nhiên Tây Bắc cũng chính là đến với chiến trường miền Tây, đến với cuộc hành
quân của người lính trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là
địa hình núi cao, dốc sâu, vực thẳm,rừng dày. Nó gắn liền với những gian khổ,
nhọc nhằn của đoàn quân Tây Tiến. Khi chìm đắm trong sương mù, khi thì đèo lại
đèo khúc khuỷu, gập ghềnh, khi hun hút giữa biển mây trời, khi thì ở độ cao
trời ngang tầm súng…Tất cả đều gắn với những địa danh mà mỗi khi nhắc tới là cả
một vùng ký ức sâu đậm. Đó là những nơi đầy xa lạ, mênh mông, rộng lớn, nó xa
ngái với những chàng trai ở đất Hà Thành. Vì đây là lần đầu tiên họ đặt chân đến,
cũng là nơi họ đi qua, dừng chân, là nơi gian khổ và cũng là nơi có thể “bỏ
quên đời”. Tâm
hồn người lính cũng rất trẻ trung bay bổng gắn liền với sự tinh nghịch mang đậm
chất lính đặc biệt là những tình cảm gắn bó thiết tha với thiên nhiên với con
người
Trong nỗi nhớ nhà
thơ, thiên nhiên Tây Bắc trước hết là bức tranh hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội.
“Sài
Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường
Lát hoa về trong đêm hơi.”
Đến với Sài Khao
là đến với khí hậu khắc nghiệt, “sương lấp đoàn quân”. Câu thơ vang lên khi nhớ
về đêm dài hành quân của người lính. Họ đi trong những đêm sương dày đặc, lạnh
lẽo, che lấp, tưởng như không thấy mặt người. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện sự
khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Chế Lan Viên
viết::
“Nhớ
bản sương giăng nhớ Đèo Mây Phủ
Nơi
nào qua lòng lại chẳng yêu thương.”
Hay nhà thơ chính
Hữu viết:
“Đêm
nay rừng hoang sương muối”
Có thể thấy thiên nhiên khắc nghiệt đã trở
thành một ký ức khó phai mờ đối với nhà thơ và cũng chính vì vậy cái mệt mỏi
của những cuộc hành quân lần đầu sẽ không bao giờ qua đi cùng những năm tháng. Cả
câu thơ như chùng xuống trong sự mệt mỏi, khó nhọc của cả một đoàn quân
Đến với thiên
nhiên và chiến trường miền Tây ta còn bắt gặp một bức tranh hết sức thơ mộng và
trữ tình. Người lính hành quân trong chặng đường gian khổ mệt mỏi nhưng khi đến
với Mường Lát là một vùng đất bạt ngàn hoa. Tác giả đã không viết là hoa nở
trong đêm sương mà “hoa về trong đêm hơi”. Vì vậy mà thiên nhiên mang một vẻ
đẹp lãng mạn tạo nên một thế giới huyền ảo, mờ hơi sương, bồng bềnh tràn vào
tâm hồn, một thế giới bồng bềnh trong tâm hồn của người lính.
Đến với chiến trường miền Tây
là đến với thiên nhiên vừa
hùng vĩ, dữ dội:
“Dốc
lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo
hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn
thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà
ai Pha Luông mưa xa khơi.”
Bốn câu thơ đã sử
dụng những thủ pháp nghệ thuật hết sức độc đáo. Cách sử dụng từ ngữ của tác giả
giàu giá trị tạo hình với những từ ghép, từ láy như: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo
hút, ngàn thước, gặp ghềnh… Nó được kết hợp liên tiếp, nối đuôi nhau, liên tiếp
để diễn đạt được sự gian nan, trùng điệp, sự hiểm trở ở bởi độ cao của đèo, của
núi, sự heo hút của dốc núi, độ
cao của tầng mây. Vì vậy, người đọc như có một cảm giác choáng ngợp giữa cái
mênh mông cao rộng hùng vĩ và dữ dội ấy. Mặt khác, thủ pháp nghệ thuật đối đã sử
dụng một cách triệt để tạo nên độ cao dựng đứng giữa hai sườn núi và sự phân
định rạch ròi giữa hai đường lên xuống, tạo nên những cung đường đối lập, vượt
núi đã khó khăn nhưng xuống dốc lại còn khó khăn hơn. Âm điệu của đoạn thơ là
vần bằng kết hợp với những câu thơ có nhiều thanh trắc trở nên sự trắc trở,
trập trùng mạnh mẽ,đầy gân guốc nhưng lại rất mềm mại bởi những vần thơ thanh bằng
đan xen…
Có thể nói, bốn
câu thơ kết hợp với nhiều thủ pháp khác nhau tạo nên một âm hưởng đặc biệt. Có
những câu thơ gân guốc, có những câu thơ mềm mại, bồng bềnh, trong cái mạnh mẽ
lại có sự dịu dàng trong gam màu nóng này có gam màu lạnh nó như một bức tranh
anh Sừng sững mạnh mẽ vẽ nhưng lại giống như một bức tranh thủy mặc học tài
tình. Nó vừa tạo nên một bức tranh hiểm trở, dữ dội nhưng không kém phần bay
bổng. Qua đó, có thể thấy thơ của Quang Dũng không chỉ tràn đầy chất thơ mà còn
có cả chất họa.
Sau những chặng
đường vượt núi băng rừng, người lính đã dừng chân nghỉ ngơi ở lưng đèo, phóng
tầm mắt ra xa và thả hồn mình ở lưng chừng núi, trong những màn mưa của núi
rừng với một vài ngôi nhà lưng núi. Cách sử dụng thanh bằng trong toàn bộ câu
thơ tạo nên một cảm giác nhẹ nhàng bay bổng, lâng lâng như chưa hề có một cuộc
hành quân gian khổ đi qua.
Tóm lại sức hấp
dẫn chủ yếu của đoạn thơ đó là vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của núi rừng miền Tây qua
đó làm bật lên chặng đường hành quân gian khổ hào hùng qua bút pháp lãng mạn và thủ pháp nghệ thuật độc
đáo tạo nên chất nhạc, chất họa những câu thơ gân guốc với những câu thơ mềm
mại, mảnh mai
Khám phá của nhà
thơ trong sự bát ngát muôn trùng của núi cao vực thẳm thiên nhiên Tây Bắc còn mang vẻ đẹp hoang dại
dữ dội và đầy nguy hiểm, huyền
bí:
“Chiều
chiều oai linh thác gầm thét
Đêm
đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Hai câu thơ đã gợi
lên một vẻ bí hiểm, hoang sơ, nguyên thủy bởi sự oai linh của thác nước giữa
đại ngàn như đường thẳng, âm vang, gầm thét, oai linh của rừng thẳm, bởi Mường
Hịch “cọp trêu người”. Cách sử dụng của nhà thơ thơ gợi lên một cảm giác các
như tiếng chân cọp,vị chúa sơn lâm đi từ trong đêm, nơi rừng sâu. Qua đó Quang Dũng đã làm nổi bật lên cái rờn
rợn, hoang sơ, nguyên thủy. Thiên nhiên như bao trùm lấy con người, cái hoang
vu, sự nguy hiểm và cái chết luôn luôn kề cận người lính trên bước đường hành
quân. Mặt khác câu thơ còn cho thấy đoàn quân Tây Tiến đã hoạt động và hành
quân trong những địa hình hình như vậy, dấu chân nhọc nhằn của họ in trên chiến
trường và để lại dấu tích trầm lặng và kiêu hùng nơi đây với bao sự tàn khóc,
dữ dội dù không có tiếng súng dù chưa thấy bóng dáng quân thù
Tóm
lại, đến với thiên nhiên miền Tây là đến với một bức tranh sinh động giàu chất
nhạc họa. Nó vừa hùng vĩ dữ dội vừa thơ mộng trữ tình. Nó trở thành một phông
nền lớn để tôn vinh người lính trong cuộc hành quân, là môi trường để thử thách
và để tâm hồn của người lính được bộc lộ chất hào hoa. Cuộc hành quân
của người lính Tây Tiến mà phông nền chính là thiên nhiên Tây Bắc Có lẽ vì thế
thế mà cuộc hành quân của họ vô cùng khó khăn và gian khổ đã làm bật lên vẻ đẹp
của anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp vượt lên trên hoàn cảnh và
chiến thắng bản thân mình để chiến đấu với kẻ thù.