3. Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng của nhân vật Liên:
a. Hình ảnh đoàn tàu
- Đặc điểm
+ Trước khi đoàn tàu đến:
+)
Bác Siêu lên tiếng: “Đèn ghi đã ra kia
rồi” (đèn báo hiệu chuyến xe lửa chạy sang đường ray khác)
+)
Liên nhìn thấy ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như ma trơi
+) Âm thanh: Tiếng còi xe lửa vang lại trong
đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi.
+ Khi đoàn tàu đến rất mãnh liệt
+) Âm thanh: dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào
ghi; tiếng còi vang lên lanh lảnh, âm
thanh ồn ào náo nhiệt của tiếng hành
khách
+) Ánh
sáng: các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả
xuống đường, các toa hạng sang: đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng.
+ Khi đoàn tàu đi:
+) chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng như một cái chấm nhỏ
xa mãi
+) Âm thanh vang động của xe nhỏ rồi mất dần
trong bóng tối.
=>
để lại đêm tối bao bọc lấy phố huyện đất quê, đồng ruộng mênh mông và yên lặng.
- Nghệ
thuật miêu tả con tàu:
+ Theo trình tự thời gian: từ xa - gần – xa
+ Bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác)
+ Bằng sự đối lập, tương phản âm thanh, ánh sáng; bằng cả
thực tại - hồi ức - ước mơ
-> So sánh
+) Âm thanh: +) Hiện thực – Mơ ước
+)
Ánh sáng: +) Quá khứ - Hiện tại
=> Nó phá tan không gian cuộc sống bình yên
nơi phố huyện, đã đem đến sự khác biệt vốn có với những gì mà
chị em Liên đã từng chứng kiến nơi nhố
huyện. Ánh sáng được nhà văn khắc họa khác xa với ánh sáng phố huyện.
=>
Là sự đối lập với cuộc Sống mòn mỏi nghèo nàn quẩn quanh của người dân phố
huyện.
- Ý nghĩa của con tàu:
+
Khoảnh khắc đoàn tàu xuất hiện nơi phố huyện là là hoạt động cuối cùng của đêm
khuya nhưng nó tàu như một con thoi với ánh sáng xuyên thủng màn đêm, phá tan
sự yên lặng và buồn tẻ nơi phố huyện
- Con
tàu mang tới một thế giới khác: một cuộc sống xa lạ với những cảm giác về thế
giới thị thành xa hoa lộng lẫy, sôi động, tươi sáng hơn.
- Con
tài tác động vào phố huyện nghèo và con người nơi đây. Nó xóa tan đi bóng tối,
xóa đi sự cuộc sống tăm tối, tù đọng.
- Con tàu đã mang tới một sinh khi mới, mang
đến những cảm giác, khát khao, thôi thúc con người, đánh thức đời sống tinh
thần của cả phố huyện của cả những con người.
=>
Vì vậy dù nó đến và đi trong khoảnh khắc nhưng lại không thể thiếu được. Nó
cũng cần thiết như cơm ăn thức uống hàng ngày.
=>
Chuyến tàu đêm trong sự háo hức của mọi người và nhất là hai chị em Liên. Dù đã
buồn ngủ ríu cả mắt, hai chị em vẫn
hưởng để thức khuya chút nữa ra để chứng kiến
sự xuất hiện của con tàu.
* Như
vậy, đoàn tàu dù đi qua phố huyện trong chốc lát nhưng đã mang lại một thế giới
khác, một sức sống mạnh mẽ vẽ sự giàu sang, rực rỡ đánh thức những khao khát về
thế giới vật chất, thế giới tinh thần, thế giới mộng ước mơ tưởng, khát khao.
b. Tâm trạng của hai chị em Liên
- Trước
khi tàu đến:
+ Hai chị em Liên dù đã rất
buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:
+ Liên:
Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa. Cô
thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm
khuya
+ Mi mắt An sắp sửa rơi xuống, vẫn cố
dặn chị gọi dậy khi tàu đến => háo hức khi vọng
- Trong
khoảnh khắc đợi chờ, Liên ngồi yên không động đậy, tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn có
những cảm giác mơ hồ không hiểu. Đó
và là những khoảnh khắc tâm hồn cô bé
tinh tế và nhạy cảm, suy tư sâu lắng.
=>
Đợi chờ khắc khoải
-
Khi tàu đến:
+ Liên
đánh thức em dậy: “Dậy đi An, tàu đến rồi” => Tiếng gọi em của Liên:
cuống quýt, giục giã -> lo sợ nếu chậm một chút thôi sẽ không kịp,
sẽ bỏ lỡ.
+ An “nhỏm dậy”, “lấy tay giụi mắt” cho
tỉnh hẳn -> hành động nhanh, ngây thơ, đáng yêu nhưng cũng đáng thương.
- Dù chỉ trong chốc lát, Liên
và An rất chăm chú để ý từ ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi vang lại, kéo
dài ra theo ngọn gió xa xôi cũng thấy âm thanh, ánh sáng…-> Niềm
mong ngóng, chờ đợi, háo hức, thỏa mãn.
=> khác đem đến thế giới khác với cuộc sống
thường ngày của hai chị em
=> Niềm khát khao một điều
gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày.
=> Háo hức, say mê.
- Khi tàu đi
+ Hai chị em
dứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua trong sự nuối tiếc, say mê.
+ Câu hỏi của An: “Tàu hôm nay không
đông, chị nhỉ?” -> ngày nào hai chị em cũng ngóng tàu, hôm nay => gợi
buồn.
(Chuyến tàu đi qua để lại cho Liên những tâm
trạng mơ hồ suy tư rất khó nắm bắt của cô gái mới lớn)
- Liên “cầm tay em không đáp’’
không trả lời câu hỏi của em -> Trong tâm hồn Liên lúc này cơn xúc động
vẫn chưa lắng xuống.
- Liên
lặng im theo mơ tưởng, mơ mộng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà
Nội đẹp, giàu sang và sung sướng...
=>
Sự hồi tưởng ấy đã đánh thức một thế giới của những kỷ niệm ký ức tuổi thơ êm đềm
=>
càng khiến Liên thêm tiếc nuối quá khứ tươi đẹp và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện
tại
=>
đánh thức những khao khát về một thế giới khác tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn, rực
rỡ hơn
=>
chính là mơ ước tha thiết tràn đầy hy vọng của Liên, là nguồn sáng tinh khôi
một nguồn sáng của cuộc sống
=> Tâm hồn xúc động, hạnh phúc, mơ mộng,
khao khát.
- Liên và An trở về với thực
tại, tâm trạng buồn tẻ, chán ngán cuộc sống thường ngày, niềm vui của hai chị
em chỉ lóe sáng rồi vụt tắt.
+ Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa
xô, cô đơn, trống vắng
+ Liên thấy mình như ngọn đèn con của chị Tý
tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ
+Tất cả chìm trong màn đêm đi vào giấc ngủ
chập chờn của Liên, tâm hồn Liên bị cả đêm tối đè nặng…=> đáng thương
=>
Tâm trạng nuối tiếc, xúc động, mơ tưởng, suy tư, trăn trở thao thức , bâng
khuâng về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo => ý thức về cuộc sống,
tâm hồn => vô nghĩa
- Lý
do đội tàu của chị em Liên: không phải là mục đích bình
thường đợi mua hàng hàng mà vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu
=>
cũng có nghĩa là liên khao khát được nhìn thấy một cái gì đó mới mẻ một thế
giới khác với cuộc đời hiện tại mà hai chị em đang sống
=> Thực chất đợi tàu là để
thay đổi cảm giác, thay đổi cái không khí ứ đọng hàng ngày.
=>
không phải là một vài lần mà nó trở thành một thói quen một niềm say mê không
thể thiếu để phá tan đi sự phẳng lặng của cuộc sống rẻ nhạc trong đời sống tâm
hồn. Đoàn tàu ngầm thỏa mãn thị giác thỏa mãn tư tưởng để lấp đầy những khoảng
trống mênh mông trong tâm hồn
=> Sự thức tỉnh cái tôi,
khao khát, khắc khoải muốn nhìn thấy những gì khác với cuộc sống của chính
mình.
-
Tình cảm của nhà văn:
+ Thương cảm với cảnh sống nghèo khó, vô
danh, vô nghĩa.
+ Thể hiện cái nhìn trân trọng lạc quan về
con người và thế giới tâm hồn trẻ thơ: Họ còn sự gắn bó, khát khao thay đổi
trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều biết ước mơ, mong mỏi thay đổi nào đó, dù
rất mơ hồ, rời rạc. Điều đó chứng tỏ, ngày dù tàn, cảnh cũng tàn nhưng lòng và
đời của họ không tàn, nhất là với đứa trẻ như chị em Liên. Đặc biệt là sự cảm
nhận của Liên, nhân vật duy nhất ý thức được cuộc sống buồn tẻ tủ lạnh và thể
hiện tâm hồn hết sức thông cảm sâu sắc thấm thía
=> Đánh thức con người, kéo họ ra khỏi kiếp sống mòn để
hướng đến cuộc sống ý nghĩa, xứng đáng hơn.
+ Nghệ thuật miêu tả tinh tế, hàm súc, gợi cảm
thể hiện mong ước và tâm lí điển hình của người dân quê: ao ước cuộc sống vui
vẻ, tươi sáng, phồn hoa
III.
TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Hai
đứa trẻ là một bức tranh đời sống hiện thực một người đã đi qua. Đó là cuộc
sống của những người dân nghèo. Họ chỉ sáng lên trong một chút của ngày và đêm.
Cuộc đời của học có nắng nhưng lại chỉ là nắng trong vườn bị giới hạn, tù túng,
cằn cỗi…
- Qua
đó, nhà văn đã cảm thương và phát hiện trân trọng tâm hồn của họ. Quan trọng là
ông đã đặt ra cho con người về những câu hỏi đầy trăn trở: Làm thế nào để thoát khỏi nghèo đói? Làm thế
nào để thay đổi cuộc đời? Làm thế nào để tâm hồn con người không bị tù túng,
héo mòn trong cuộc sống hàng ngày?
2. Nghệ thuật
- Nhà
văn đã khéo léo xây dựng câu chuyện dường như không có cốt truyện với những chi
tiết hấp dẫn
- Nghệ
thuật khắc họa không gian, thời gian
- Nghệ
thuật tương phản đối lập
- Nghệ
thuật miêu tả cảnh, tâm lý nhân vật hết sức tinh tế
- Ngôn
ngữ nhẹ nhàng giàu sức biểu, cảm câu văn mượt mà, giọng điệu nhà văn nồng hậu
tinh tế, giàu chất thơ, chất lãng mạn.
IV. LUYỆN TẬP
1. Cảm
nhận của anh chị về cảnh đợi tàu của hai chị em Liên ở cuối tác phẩm Hai đứa
trẻ của nhà văn Thạch Lam ?
2. Cảm
nhận của anh chị về nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn
Thạch Lam?
3. Phân
tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn
Thạch Lam?